K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2021

mik có lớp 5 à sợ lm sai ý

13 tháng 3 2023

Giúp mik với

 

 

13 tháng 3 2023

giúp mik với

 

24 tháng 11 2021

giúp mình với ạ,mik bí ý tưởng và cần tham khảo. Mình cảm ơn

 

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

Chùa Một Cột nằm trong khu di tích chùa Diên Hựu, Thôn Thanh Bảo, Quảng Đức vào thời lý. Đến nay được gọi là Chùa Một Cột thuộc Ba Đình gần Lăng Bác, Hà Nội.

Được khởi công và xây dựng vào 10/1049 âm lịch. Trước kia chùa có rất nhiều tên khác nhau như chùa Mật (tiếng Hán-Nôm) và "Diên Hựu tự", "Liên Hoa Đài". Theo tìm hiểu Ngôi chùa được xây dựng theo một giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). Có một lần vua Lý Thái Tông đã mơ thấy phật quan âm ngồi trên đài sen và dắt mình lên đài. Khi tỉnh dậy, Nhà Vua kể cho bề tôi nghe và được nhà sư Thiền Tuệ gợi ý nên xây dựng ngôi chùa và nhà vua đã dựa theo ý tưởng thiết kế của Thiền Tuệ để xây dựng ngôi chùa.

Ngôi chùa được thiết kế bằng gỗ ở phần dưới là cột đá tượng trưng cho thân sen, còn phía trên là đài sen. Bên trong có tượng phật bà Quan Âm để thờ. Cho đến năm 1105, Vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc của chùa và xây dựng thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, chùa chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ như ngày nay. Gồm có đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh chùa là 3m, mái cong cong, dựng trên cột đá cao 4m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tiếp đến là hệ thống đòn bẩy để giữ thăng bằng cho ngôi chùa phía trên. Ngôi chùa được xây dựng vươn lên khỏi mặt nước là một kiến trúc độc đáo. Phía dưới là hồ hình vương bao quanh bởi gạch tráng men màu xanh.

Đến năm 1840 - 1850, ngôi chùa một cột được trùng tu và tôn tạo, lần tiếp theo là vào năm 1920. Vào năm 1955, Đài Liên Hoa được sửa chữa bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Năm 1995, ngôi Tam bảo được trùng tu với tổng số tiền lên tới 500 triệu đồng và tiếp theo là trùng tu nhà mẫu năm 1997 hết 200 triệu đồng.

Chùa Một Cột là một trong những danh lam thắng cảnh được bộ văn hóa nước ta xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc vào năm 4/1962. Chùa Một Cột có một ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn. Đây cũng là biểu tượng của người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Có một điều mà có thể bạn không để ý đến đó là Chùa Một Cột còn được in đằng sau đồng tiền xu 5000 của Việt Nam.

Nếu bạn có cơ hội du lịch 1 ngày ở Hà Nội thì chắc chắn các bạn không thể bỏ qua 1 địa điểm đó chính là Chùa Một Cột. Ngôi chùa tuy nhỏ bé nhưng nó là nét văn hóa của dân tộc với nét kiến trúc riêng không đâu có được. Chính sự đặc biệt này mà hàng năm, khách du lịch đến đây rất đông và là nơi yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.

NG
12 tháng 10 2023

(*) Giới thiệu Thánh địa Mỹ Sơn

- Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, ở làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam.

- Các đền tháp tại Mỹ Sơn được xây dựng và tu bổ liên tục từ thế kỉ IV – XIII, để thờ thần Shiva (một trong ba vị thần quan trọng nhất của Ấn Độ giáo) và các vị thần - vua của người Chăm-pa. Ban đầu, các ngôi đền ở Mỹ Sơn được làm từ gỗ. Tuy nhiên, do hỏa hoạn nên các ngôi đền bị thiêu trụi. Từ khoảng thế kỉ VII trở đi, các ngôi đền ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng vật liệu bền vững như: gạch, đá…

- Từ cuối thế kỉ XIII, do nhiều nguyên nhân, thánh địa Mỹ Sơn bị bỏ hoang. Tới năm 1885, một toán lính Pháp đã tình cờ phát hiện ra sự tồn tại của khu di tích Mỹ Sơn. Từ đó, nhiều đoàn chuyên gia đã tới Mỹ Sơn để khai quật, nghiên cứu. Ở thời điểm đầu thế kỷ XX, tại Mỹ Sơn có hơn 70 đền tháp, tuy nhiên, do thời gian và chiến tranh tàn phá nên hiện nay ở Mỹ Sơn chỉ còn khoảng 20 công trình cùng những mảng tường hoặc các dấu tích của nền móng cũ.

- Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).

- Cấu trúc mỗi ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn có 3 bộ phận chính:

+ Đế tháp: tháp tượng trưng cho thế giới trần tục, thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật. Xung quanh đế được trang trí các hoa văn: con thú, hình người cầu nguyện…

+ Thân tháp: tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần được thoát tục để có thể tiếp xúc với tổ tiên và hoà nhập với thần linh.

+ Mái tháp: mái tháp tượng trưng cho thần linh, thường có ba tầng càng lên cao càng thu hẹp. Ðỉnh tháp là khối đá nhọn có bốn cạnh, phần dưới trang trí những cánh sen – tượng trưng cho núi Kailasa - nơi cư ngụ của thần Shiva.

- Những công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn đã thể hiện đôi bàn tay tài hoa, khối óc tinh tế của cư dân Chăm-pa. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

12 tháng 3 2023

Đền Bà Triệu; Khu di tích Bạch Đằng Giang; Đền Hai Bà Trưng; Đền thờ vua Lý Nam Đế (Lý Bí); ....

12 tháng 3 2023

 Để tương nhớ đến công ơn của các vị anh hùng dân tộc nhân dân ta đã làm gì ?

=> 

Lập đền thờ cúng , lấy tên của những vị anh hùng đặt tên đường 

9 tháng 8 2023

Giải câu 1 - Tham khảo:

Viết 1 đoạn văn ngắn: 

Hồ Chí Minh là một thành phố đang  phát triển. Em mong muốn thành phố trong tương lai sẽ được hiện đại hóa hơn các công trình kiến trúc. Các phương tiện tiện giao thông sẽ được phát triển hơn bằng việc sử dụng những phương tiện tốt cho môi trường. Môi trường giáo dục sẽ ngày càng tiên tiến bắt kịp với các nước lớn như: Mỹ, Anh, Nhật Bản.

9 tháng 8 2023

Giải câu 2 - Tham khảo: 

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (65 Lý Tự Trọng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) có diện tích gần 2ha, được giới hạn bởi bốn con đường ở bốn phía. Công trình được khởi công xây dựng năm 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux. Ban đầu, đây là Bảo tàng Thương mại - nơi trưng bày những sản vật trong nước. Nhưng khi xây xong, tòa nhà trở thành tư dinh của Phó Toàn quyền Đông Dương Henri Eloi Danel, sau này là dinh của các Phó Toàn quyền Đông Dương và cuối cùng là Thống đốc Nam Kỳ.

Chỉ riêng năm 1945, tòa nhà đã nhiều lần thay đổi chủ nhân. Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp, Thống đốc người Nhật Yoshio Minoda chiếm dinh. Tháng 7 năm đó, Khâm sai Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm tới ở nhưng chưa được bao lâu thì ngày 25-8-1945, lực lượng cách mạng đã vào hạ cờ quẻ ly, kéo cờ đỏ sao vàng. Tòa nhà trở thành trụ sở Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ, rồi Ủy ban Nhân dân Nam Bộ. Ngày 10-9-1945, Trung tá B.W. Roe (Phái bộ quân sự Anh) chiếm dinh, buộc Ủy ban Nhân dân Nam bộ chuyển về dinh Đốc lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh).


Sau hiệp định Genève năm 1954, Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách. Ngày 27-2-1962, dinh Độc Lập bị ném bom, Ngô Đình Diệm dời phủ Tổng thống sang đây. Ngày 1-11-1963, chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Năm 1966, sau khi dinh Độc Lập được xây lại, tòa nhà này trở thành trụ sở của Tối cao Pháp viện. Năm 1978, tòa nhà này trở thành Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 1999 đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Công trình Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh gồm tòa nhà chính 2 tầng với diện tích 1.700m2 và tòa nhà ngang phía sau. Bố cục kiến trúc đăng đối, mang phong cách cổ điển phục hưng với khối sảnh là điểm nhấn ở giữa, hai cánh trải dài hai bên cùng hàng cột ionic - một dạng thức kiến trúc kinh điển của châu Âu. Kiến trúc công trình có sự kết hợp Âu - Á: Mặt tiền mang nét Tây phương với nhiều phù điêu mang biểu tượng thần thoại Hy Lạp nhưng phần mái lại mang dáng dấp Á Đông. Do mục đích ban đầu của tòa nhà là Bảo tàng Thương mại nên hai bên cửa chính có 2 cột trụ trang trí tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp. Năm 1943, Thống đốc Nam Kỳ Ernest Thimothée Hoeffel cho phá bỏ hai tượng này để xây dựng mái hiên như ngày nay.

15 tháng 8 2023

Giới thiệu đền Hai Bà Trưng

- Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Bắc, đền Hai Bà Trưng (thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất, thờ hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc: Trưng Trắc và Trưng Nhị – những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 – 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc.

- Đền ngự trên một khu đất cao, rộng, thoáng giữa cánh đồng, nhìn ra đê sông Hồng. Tam môn nội, trên cửa chính có bức hoành phi mang dòng chữ “Ly chiếu tứ phương” (ví Hai Bà như ánh sáng chiếu tỏa bốn phương). Theo thuyết phong thủy, khu đất này có hình dáng giống như hình của một con voi trắng đang uống nước (Bạch tượng uyển hồ). Ban đầu ngôi đền được xây dựng bằng tre, lá. Đến triều Đinh (968-980), đền được xây lại bằng gạch. Đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Năm 1881-1889, đền được trùng tu lớn và đổi hướng lại ban đầu như hướng ngày nay.

- Đền được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, hình chữ “tam”, gồm: Tiền tế, Trung tế, Hậu cung, xung quanh là tường gạch; hai bên là Tả mạc và Hữu mạc bao lấy khu sân rộng. Hai cây muỗm bên hồ Bán Nguyệt cùng các cây cổ thụ khác trong khu nội vi đều tỏa bóng mát rượi càng làm tôn thêm cho đền vẻ cổ kính, uy linh. Từ đền nhìn ra hướng Tây qua lạch vòi voi là môn nội, cột đá thề, tam môn ngoại và đường Kéo Quân dấu tích một thời, hướng Nam có hồ Mắt Voi, hướng bắc có hồ Tắm Voi. Trông lên tựa Thượng Điện, một không gian tĩnh lặng, thâm nghiêm.

- Những cột lim tròn, các dầu hồi bít đốc, các đầu đao mái cong cổ truyền và phần kiến trúc gỗ trong đền hợp nhất thành một thể thống nhất đầy sức sáng tạo mang tính ẩn dụ cao. Đặt trước Trung tế là đôi rồng đá với nghệ thuật điêu khắc thời Lê, rất ít nơi có.

=> Sự kết hợp đăng đối của ngôi đền khiến cho người viếng thăm, chiêm bái cảm nhận được sự tôn nghiêm, thành kính.

- Vào những năm 1943-1945, đồng chí Trường Chinh – Tổng Bí thư của Đảng đã lấy đền thờ Hai Bà Trưng làm một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội ngày 19/8/1945.

- Hiện nay, Đền còn lưu giữ 23 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam, sắc phong sớm nhất là từ đời Vua Lê Hiển Tông năm Cảnh Hưng 44 (ngày 26/7/1783) cho đến sắc phong triệu đại Nguyễn năm Khải Định 9 (25/7/1924), bao gồm sắc phong tôn hiệu cho Hai Bà và các sắc chỉ cho dân làng Hạ Lôi cùng các vùng lân cận phải chăm sóc, giữ gìn đền thờ Hai Bà Trưng.

* Ngày 7/10/1980, Khu thành cổ Mê Linh và đền thờ Hai Bà Trưng ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.